Vượt Qua 10 Thách Thức Của Hệ Thống Quản Lý Hiệu Suất

Vượt Qua 10 Thách Thức Của Hệ Thống Quản Lý Hiệu Suất

14/11/2023

Các lợi ích từ hệ thống quản lý hiệu suất là không thể phủ nhận, tuy nhiên, không thể tránh khỏi việc chúng đặt ra những thách thức nhất định. Hãy cùng tìm hiểu những thách thức phổ biến nhất mà hệ thống quản lý hiệu suất thường gặp và cách giải quyết chúng.

Trong thời đại kinh doanh đầy cạnh tranh hiện nay, hệ thống quản lý hiệu suất giữ một vai trò không thể thiếu. Chúng tạo nên nền móng vững chắc giúp đội ngũ nhân viên không chỉ làm việc hiệu quả mà còn đảm bảo sự phù hợp và đồng bộ với mục tiêu chung của tổ chức. Điều quan trọng là phải nhận diện được những khó khăn mà hệ thống quản lý hiệu suất thường xuyên đối mặt, đặc biệt trong quá trình triển khai và duy trì.

Đo lường hiệu suất

Các phương pháp truyền thống trong việc đánh giá hiệu suất như đánh giá hằng năm, phản hồi 360 độ và đặt mục tiêu đều tồn tại những hạn chế lớn, làm suy giảm hiệu quả của chúng:

  • Đánh giá hàng năm chỉ làm nổi bật hiệu suất trong quá khứ và không tính đến quá trình phát triển không ngừng của nhân viên.
  • Phản hồi 360 độ chủ yếu dựa vào sự khách quan của người đánh giá và tập trung đánh giá kỹ năng giao tiếp hơn là công việc thực tế. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu công bằng.
  • Việc đặt mục tiêu là cần thiết để đảm bảo mọi người cùng hướng tới một mục tiêu chung, nhưng nó không thể hiện rõ được những chi tiết của công việc hằng ngày. Việc tập trung vào những thành tựu lâu dài có thể khiến cho những giải pháp sáng tạo tức thì và những đóng góp liên tục hằng ngày bị đánh giá thấp.

Vì vậy, giải pháp là áp dụng các hệ thống cho phép đánh giá hiệu suất một cách thường xuyên và chính xác thông qua việc đánh giá liên tục thay vì chỉ vào những thời điểm cố định. Các buổi gặp gỡ định kỳ, công cụ phản hồi kịp thời và các chỉ số hiệu suất dựa trên dữ liệu cũng góp phần tạo nên một phương pháp quản lý hiệu suất liên tục. Điều này giúp nhân viên, quản lý và tổ chức có cái nhìn sâu sắc hơn để từ đó nâng cao chất lượng công việc.

Tái cơ cấu và mua lại doanh nghiệp

Khi một doanh nghiệp trải qua quá trình tái cấu trúc hoặc sáp nhập, điều này thường kéo theo những biến đổi lớn về vai trò nhân viên, tương tác nhóm và hệ thống quản lý. Những thay đổi này thường làm xáo trộn các chiến lược quản lý hiệu suất hiện có.

Hơn nữa, chúng cũng khiến việc quản lý hiệu suất trở nên phức tạp hơn. Các chỉ số và KPI cũ có thể đã lỗi thời, trong khi những vai trò và mục tiêu kinh doanh mới lại nổi lên, đòi hỏi phải áp dụng cách tiếp cận mới mẻ trong việc đánh giá hiệu suất. Việc xây dựng những KPI mới phù hợp với mục tiêu đã được cập nhật của công ty, song vẫn phải đảm bảo công bằng và khả thi đối với nhân viên đã trở thành thách thức trong thời đại hiện nay.

Vậy đâu là lời giải cho vấn đề này? Đó chính là xây dựng một hệ thống quản lý hiệu suất linh hoạt, có khả năng thích ứng với sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là việc cần thiết phải thiết lập những KPI mới và ứng dụng công nghệ để làm cho quy trình này trở nên thuận lợi hơn. Công nghệ hiện đại giúp các nhà lãnh đạo nhân sự theo dõi được đa dạng các chỉ số hiệu suất, từ đó dễ dàng điều chỉnh KPI theo sự thay đổi của mục tiêu và cấu trúc công ty.

Công nghệ không chỉ giúp theo dõi hiệu suất, mà còn là công cụ không thể thiếu để giữ cho các nhóm làm việc liên kết chặt chẽ với nhau, nhất là trong những thời kỳ biến động. Các công cụ giao tiếp kỹ thuật số giúp bảo toàn văn hóa doanh nghiệp và tinh thần đồng đội, dù cho có những thay đổi về cấu trúc nhóm làm việc như thế nào. Bằng cách xây dựng các KPI linh hoạt, tận dụng công nghệ và duy trì sự giao tiếp không ngừng, doanh nghiệp có thể tự tin rằng họ đã sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong việc tái cơ cấu. Phương pháp này không chỉ giúp duy trì hiệu suất làm việc mà còn tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên trong những thời điểm biến động.

Thiếu hứng thú và động lực làm việc

Thiếu hứng thú làm việc của nhân viên thường bắt nguồn từ việc không nhận được sự đánh giá và ghi nhận xứng đáng, thiếu cơ hội phát triển hoặc cách biệt lớn về thu nhập giữa những nhân viên xuất sắc và người kém hiệu quả. Không có sự tham gia đầy đủ và liên tục từ phía người quản lý, nhân viên sẽ cảm thấy bị tách rời khỏi quá trình quản lý hiệu suất, dẫn đến sự giảm sút về mức độ tham gia, tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống.

Giải pháp cho vấn đề này chính là áp dụng cách tiếp cận quản lý hiệu suất một cách liên tục và nhiều tương tác hơn. Việc sử dụng hệ thống nhắc nhở tự động sẽ giúp người quản lý liên tục kiểm tra và phản hồi. Bên cạnh đó, qua hệ thống quản lý, ban lãnh đạo  còn có thể tham gia trực tiếp vào quá trình giao tiếp. Điều quan trọng nhất chuyển đổi văn hóa công ty sang tư duy luôn sẵn sàng tập trung vào sự phát triển thông qua đối thoại liên tục, thay vì chỉ dựa vào các đánh giá định kỳ.

Hơn nữa, việc tham gia trực tiếp của nhân viên vào quá trình đặt mục tiêu cũng giúp tạo động lực từ bên trong. Khi nhân viên hiểu rõ về mục tiêu cá nhân của mình và cách chúng liên kết với mục tiêu kinh doanh, cùng với việc nhận được phản hồi thường xuyên, chắc chắn sẽ cải thiện tinh thần và năng suất làm việc.

Phân tích những thách thức của hệ thống quản lý hiệu suất
Phân tích những thách thức của hệ thống quản lý hiệu suất

Phân tích dữ liệu

Những kỹ thuật phân tích dữ liệu tiên tiến mở ra cơ hội cho bộ phận nhân sự để đào sâu và thu thập những hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu về hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại đang vật lộn để tận dụng được hết những kỹ năng này. Việc sử dụng các công cụ phân tích một cách không nhất quán hoặc sai lầm có thể làm giảm chất lượng dữ liệu và làm sai lệch các thông tin quan trọng rút ra từ đánh giá hiệu suất.

Áp dụng các hệ thống chuẩn hóa với các khả năng phân tích tích hợp giúp đảm bảo sự chính xác và thống nhất của dữ liệu về hiệu suất làm việc. Việc thiết lập các quy tắc để gửi nhận xét, giám sát tỷ lệ hoàn thành công việc và tập trung dữ liệu tạo điều kiện cho việc phân tích dữ liệu một cách rõ ràng. Ngoài ra, việc cung cấp đào tạo cho các quản lý và nhân viên nhân sự về cách diễn giải dữ liệu phân tích cũng giúp tối đa hóa lợi ích.

Nâng cao kỹ năng nhân sự

Khi mục tiêu chiến lược và cơ cấu  tổ chức không ngừng thay đổi, yêu cầu về kỹ năng làm việc cũng cần được điều chỉnh phù hợp. Việc quản lý hiệu suất làm việc hiệu quả sẽ đánh giá khả năng hiện tại của đội ngũ nhân viên so với các kỹ năng và năng lực cần thiết để đạt được các mục tiêu mới. Điều này giúp phát hiện ra những khoảng trống về kỹ năng cần được thiết lập các chương trình đào tạo nhằm phát triển những kỹ năng mới. Ví dụ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể yêu cầu phải nâng cao kỹ năng về khoa học dữ liệu.

Việc phân tích hiệu suất làm việc cung cấp những hiểu biết sâu sắc, từ đó hỗ trợ việc xây dựng các chương trình học tập được cá nhân hóa nhằm bổ sung và nâng cao những kỹ năng còn thiếu. Như vậy, nhân viên sẽ có cơ hội không ngừng phát triển và hoàn thiện bản thân qua việc đào tạo, thay đổi vị trí công việc, được hướng dẫn từ các người cố vấn, và nhiều hơn nữa.

Ngân sách eo hẹp

Với nhiều tổ chức, hạn chế về tài chính là trở ngại lớn trong việc đầu tư vào hệ thống quản lý hiệu suất cùng với các khóa đào tạo, phân tích và hỗ trợ quản lý thay đổi kèm theo. Tuy nhiên, có những giải pháp tiết kiệm chi phí khác nhau có thể mang lại hiệu quả mà không yêu cầu ngân sách quá cao.

Các lựa chọn phần mềm dưới dạng dịch vụ tránh chi phí ban đầu lớn trong khi vẫn linh hoạt. Sử dụng những công cụ gọn nhẹ như tài liệu chia sẻ hoặc khảo sát để thu thập phản hồi cũng là cách để tiết kiệm chi phí. Tận dụng hệ thống nhân sự sẵn có để thu thập đánh giá và theo dõi mục tiêu cũng giúp giảm bớt chi phí. Mặc dù có phần hạn chế, những lựa chọn thân thiện với ngân sách này có thể đặt nền móng cho sự phát triển sau này

Hệ thống quản lý hiệu suất mang lại vô số lợi ích, từ việc cải thiện năng suất công việc cho đến việc tăng cường sự cam kết của nhân viên. Tuy nhiên, các tổ chức cần phải ý thức và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những thách thức thường gặp của hệ thống quản lý hiệu suất, những vấn đề có thể xuất hiện trong quá trình triển khai và duy trì hệ thống. Bằng cách chủ động giải quyết những thách thức này với các biện pháp hiệu quả, doanh nghiệp có thể đảm bảo hệ thống quản lý hiệu suất của mình sẽ thúc đẩy thành công chứ không phải trở thành gánh nặng.

Với sự cam kết không ngừng cải tiến và tập trung vào việc phát triển hơn là đánh giá, quản lý hiệu suất mang lại giá trị to lớn. Các tổ chức sẵn sàng đầu tư thời gian cho việc đánh giá, đào tạo và điều chỉnh có thể xây dựng nên những hệ thống tối ưu cho cả hiệu suất kinh doanh và sự phát triển của nhân viên. Talentnet cung cấp hệ thống quản lý hiệu suất được thiết kế để củng cố đội ngũ từ đó giúp đạt được kết quả tốt hơn. Sự đồng bộ này đảm bảo cả sự phát triển nghề nghiệp cá nhân và việc đạt được mục tiêu kinh doanh, mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

Liên hệ

Liên hệ

The Makeover 2024 chính thức trở lại!​

Thiết kế dành riêng cho lãnh đạo doanh nghiệp & nhân sự

15 & 16.10.2024 | TP.HCM

Nhận siêu ưu đãi 30% ngay

Bản tin

Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!