Làm Sao Để "Ác Mộng" Công Sở Không Nhấn Chìm Sự Phát Triển Của Nhân Viên Mới Vừa Đi Làm

Làm Sao Để "Ác Mộng" Công Sở Không Nhấn Chìm Sự Phát Triển Của Nhân Viên Mới Vừa Đi Làm

23/09/2022

“Chân ướt chân ráo” bước vào công sở, các “tấm chiếu mới” lần đầu đi làm thường gặp phải muôn vàn nỗi sợ. Nếu không giúp họ vượt ải đầu gian nan, chính doanh nghiệp sẽ tự đánh mất lực lượng lao động đầy tiềm năng, không ngần ngại chứng minh năng lực và cống hiến cho công ty.

Các bạn trẻ vừa mới ra trường, lần đầu đặt chân vào môi trường làm việc đang gặp những nỗi sợ nào?   

Office Nightmare 1

1. Sợ đặt câu hỏi

Trong công ty, những gương mặt lúng túng nhất thường là những nhân viên mới vừa nhập cuộc thị trường việc làm. Đối với họ, mọi thứ đều là “lần đầu”. H.A (sinh viên vừa mới tốt nghiệp) chia sẻ: “Ngày đầu tiên bước vào công ty, trong mình là một bầu trời câu hỏi nhưng mình không thể nào bày tỏ những thắc mắc trước các đồng nghiệp và sếp. Nhưng đụng đâu cũng không hiểu nên những task việc đầu tiên mình phạm lỗi khá nhiều, thậm chí ngày đầu tiên mình còn không biết cách sử dụng máy in”. Khi số đông mọi người đều đã tường tận mọi việc tại công ty, những người mới như H.A lại vô cùng e dè đặt câu hỏi vì sợ hỏi phải câu mà ai cũng biết, sợ bị đánh giá là chậm thích nghi, non kinh nghiệm. Tâm lý này chính là rào cản vô hình ngăn nhân viên mới vừa ra trường bắt nhịp với công việc.

Office Nightmare 2

Để nhanh chóng vượt qua nỗi sợ đặt câu hỏi, bản thân nhân viên cần “nằm lòng” những bước sau mỗi khi có thắc mắc để thoải mái hoà nhập môi trường mới:

  • Chủ động đi tìm câu trả lời qua quan sát, tổng hợp thông tin trên mạng
  • Trao đổi với sếp, đồng nghiệp về câu trả lời đã tìm kiếm và xác thực tính đúng đắn

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Tổng Giám đốc Talentnet chia sẻ thêm: “Ngoài sự chủ động của nhân viên, doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội tường tận môi trường làm việc và sẵn sàng đặt câu hỏi”. Theo đó, doanh nghiệp có thể triển khai:

  • Cẩm nang sinh tồn cho “người mới” về văn hoá công ty, quy trình làm việc, hướng dẫn cơ sở vật chất.
  • Các buổi workshop tạo cơ hội để “người mới” không ngại bày tỏ thắc mắc.

2. Sợ bị từ chối

Với sự “non nớt” về kinh nghiệm lẫn kỹ năng, nhân viên mới vừa ra trường thường không đủ tự tin để thể hiện cá tính bản thân hay không đủ tự tin để nhận những dự án lớn, đề xuất các ý tưởng mới vì sợ bị từ chối. “Rụt cổ” trước những cơ hội đang đến, nỗi sợ bị từ chối đã khiến người mới trở nên bị động, luôn ở trong vùng an toàn và không biết tận dụng thời cơ để phát triển.

Office Nightmare 3

Vượt qua nỗi sợ bị từ chối là cách để nhân viên thể hiện năng lực, tạo dựng lòng tin và mở đường phát triển nghề nghiệp. Cho nên, bản thân nhân viên cần “nhìn vào bên trong” để giải quyết:

  • Mỗi khi bị từ chối, hãy khéo léo đặt câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân
  • Nhìn nhận để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu
  • Ghi chú lại những lần được công nhận để tạo động lực.

Bên cạnh đó, để chắp cánh cho nhân viên thêm tự tin trước mọi thử thách mới, doanh nghiệp cần chủ động trao cơ hội để nhân viên khám phá năng lực bản thân:

  • Chương trình thử sức với những task việc đầu tiên như thuyết trình ý tưởng, gặp gỡ khách hàng, quản lý dự án…
  • Cơ hội mở cho các phần việc thay vì chỉ định nhân sự để nhân viên chủ động đảm nhiệm 

3. Sợ không đáp ứng được kỳ vọng

Bước vào giai đoạn chuyển giao giữa môi trường học tập và làm việc, nhân viên mới vừa mới tốt nghiệp thường rơi vào lo lắng về việc liệu năng lực của mình có đáp ứng được kỳ vọng của công ty. Bạn A.N (sinh viên thực tập) cho biết: “Mình không biết những gì mình đã cố gắng đã đáp ứng đủ yêu cầu của sếp hay chưa vì đây là môi trường làm việc và sếp không thể cầm tay chỉ việc, đánh giá thành tích cho mình như lúc đi học.” Tâm ý của sếp luôn khó đoán và nỗi sợ không đáp ứng được kỳ vọng của người mới có thể khiến họ hoang mang vì chưa thể đánh giá những nỗ lực của mình, từ đó, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Office Nightmare 4

Trước những khúc mắc trong các kỳ vọng của cấp trên, nhân viên có thể tháo gỡ với những cách sau:

  • Trao đổi trực tiếp với cấp trên về các yêu cầu công việc
  • Thường xuyên xin phản hồi, góp ý xây dựng ở các đầu việc đảm nhiệm
  • Lên kế hoạch để phát triển chuyên môn với những mục tiêu cụ thể

Thấu hiểu những trăn trở của nhân viên mới, doanh nghiệp có thể giúp nhân viên vượt qua nhờ những

  • Trao đổi phần mô tả công việc kèm yêu cầu cụ thể với nhân viên từ ban đầu
  • Đặt ra các KPI với thời hạn cụ thể để đánh giá năng lực của nhân viên
  • Thiết kế chương trình nâng cao chuyên môn để nhân viên phát triển

4. Sợ giao tiếp với cấp trên

Chưa quen với vai trò của nhân viên, các tấm chiếu mới thường tỏ ra rụt rè hoặc cố tình né tránh khi có dịp trò chuyện hoặc làm việc trực tiếp với cấp trên, nhất là các lãnh đạo cấp cao. Bạn H. U (sinh viên thực tập) “Mình cảm thấy rất ngại mỗi khi được các lãnh đạo hỏi đến, thậm chí khi tình cờ gặp họ trong thang máy mình chỉ biết cúi mặt. Đứng trước một người có chức vụ cao, tầm vóc lớn trong công ty, mình thấy rất nhỏ bé để có thể nói chuyện với họ”.

Trước nỗi sợ giao tiếp cấp trên của người mới, bà Hương cho rằng: “Sự thể hiện “mờ nhạt” trước mặt cấp trên có thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá và cơ hội thăng tiến của nhân viên vì vậy cả doanh nghiệp và nhân viên cần chung tay xoá nhoà những khoảng cách không đáng có giữa nhân viên và cấp trên.”

Office Nightmare 5

Để xoá tan những khoảng cách vô hình với cấp trên, nhân viên mới vừa ra trường cần chuẩn bị nền tảng vững vàng, thần thái tự tin như sau:

  •  Chuẩn bị thật kỹ các thông tin cần trao đổi trước khi tiếp cận cấp trên
  • Tham gia những hoạt động ngoài giờ có sự tham gia của cấp trên, chủ động trò chuyện để hiểu hơn về con người bên ngoài công việc của cấp trên

Tuy nhiên, việc gặp gỡ, trao đổi giữa nhân viên và các vị lãnh đạo cấp trên không phải là điều dễ dàng ở các công ty, tập đoàn lớn. Vì thế, doanh nghiệp cần tạo điều kiện bằng cách:

  • Triển khai bữa trưa học tập (Lunch-and-Learn) với các chủ đề gần gũi để nhân viên mới trao đổi với các lãnh đạo như CEO, Phó phòng…
  • Tổ chức các buổi chia sẻ chuyên môn, chương trình gắn kết các hoạt động ngoại khoá để gắn kết tình thần

Lo lắng, sợ hãi là điều bình thường của một nhân viên mới. Để vượt qua cảm giác này và nhanh chóng bắt nhịp với công việc, nhân viên mới nên sẵn sàng một tinh thần học hỏi và cởi mở để đón nhận những điều mới. Riêng với doanh nghiệp, thực hiện các giải pháp giúp “tấm chiếu mới” vượt qua những nỗi sợ, cũng là cách để doanh nghiệp có thể phát huy tiềm năng phát triển của nhân sự và “thu lợi” từ những cống hiến của họ.

Liên hệ

Liên hệ

The Makeover 2024 chính thức trở lại!​

Thiết kế dành riêng cho lãnh đạo doanh nghiệp & nhân sự

15 & 16.10.2024 | TP.HCM

Nhận siêu ưu đãi 30% ngay

Bản tin

Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!