4 Chiến Lược Giữ Chân Người Tài Ở Startup: Đừng Nói Đến “Tình Nghĩa”

4 Chiến Lược Giữ Chân Người Tài Ở Startup: Đừng Nói Đến “Tình Nghĩa”

17/11/2020

Với các công ty khởi nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, việc đào tạo, nuôi dưỡng và quản lý người tài luôn là một bài toán khó, đặc biệt khi hai chữ “tình nghĩa” là chưa đủ.

4 Chiến Lược Giữ Chân Người Tài Ở Startup: Đừng Nói Đến “Tình Nghĩa”
Đào tạo cho một tương lai bền vững

 

Trẻ, năng động và nhiều hoài bão là những từ ngữ thường dùng để miêu tả những nhà sáng lập startup. Với những ý tưởng mới mẻ cùng tinh thần nhiệt huyết, táo bạo, đội ngũ quản lý startup luôn làm việc hết mình với mục tiêu đưa startup vươn tầm. Cũng vì tập trung vào những mục tiêu kinh doanh, những chiến lược quản trị nhân sự bài bản đôi khi bị lãng quên, dẫn đến tình trạng người tài rời đi chỉ sau một thời gian làm việc. 

Khi chưa thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn về lương và phúc lợi, một startup có thể làm gì để giữ chân nhân viên của mình? Dưới đây là 4 chiến lược quản trị mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

Cung cấp quyền lợi thực tế gia tăng theo những bước phát triển của công ty

Trong điều kiện tài chính đầu tư ban đầu còn hạn chế, các nhà quản lý có thể gắn chặt quyền lợi cá nhân của nhân sự với tương lai chung của công ty. Giải pháp chia sẻ tương lai của doanh nghiệp thông qua chương trình Quyền chọn mua cổ phiếu là một gợi ý để các founder giữ chân nhân tài.

Quyền chọn mua cổ phiếu thường được áp dụng với một nhóm nhân sự chủ chốt, có ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Quyền lợi thực tế của nhân sự mua cổ phiếu sẽ tăng thực tế theo đà phát triển của doanh nghiệp. 

Ví dụ: Startup có thể mời một nhân sự giỏi quyền mua 100.000 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu trong 5 năm tới nếu nhân sự này gắn bó và có đóng góp tích cực cho doanh nghiệp. Nhân sự có quyền từ chối tiếp tục mua cổ phiếu nếu thấy không có lợi. Ngược lại, doanh nghiệp chỉ có quyền từ chối bán cổ phiếu cho nhân sự này nếu chứng minh được họ không hoàn thành các cam kết đã ký với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, những quyền lợi thiết thực như các buổi liên hoan, ăn mừng theo dự án hay hỗ trợ bảo hiểm sức khỏe, gym v.v. cũng sẽ giúp nhân sự giảm tải áp lực, đặc biệt là trong những ngày đầu khởi sự gian nan, từ đó gắt kết hơn với doanh nghiệp.

Đào tạo cho một tương lai bền vững

Tri thức tiến bộ và tinh thần sáng tạo là xương sống của đại đa số các mô hình startup. Tuy nhiên, bởi đội ngũ nhân sự thường trẻ, đôi khi là sinh viên mới ra trường, việc thiếu hụt kinh nghiệm là khó tránh. Những chương trình đào tạo nằm trong khả năng tài chính sẽ là rất cần thiết để xây dựng đội ngũ nhân sự bền vững và lâu dài.

  • Xây dựng những chương trình đào tạo các nhóm kỹ năng dành cho từng vị trí nhân sự: Một ví dụ là Thirdfort, startup đã liên kết với JumpStart trong việc xây dựng chương trình đào tạo theo nhóm kỹ năng dành cho sinh viên đại học, nhằm nuôi dưỡng nhân sự tiềm năng từ ghế nhà trường cho từng vị trí trong công ty.  
  • Áp dụng các chính sách “học bổng” dựa trên KPI để hỗ trợ nhân viên tự nâng cao năng lực bên ngoài giờ làm: Startup có thể tặng nhân viên những khóa học trực tuyến có chứng chỉ và giá cả hợp lý trên Coursera hay LinkedIn Learning như phần thưởng cho các dự án hay việc đạt KPI.
  • Trao quyền cho nhân viên có kinh nghiệm đào tạo lứa nhân sự mới: “Dạy học” là phương pháp tốt nhất để giúp nhân viên ghi nhớ kinh nghiệm tốt hơn. Ngoài ra, phương pháp này cũng góp phần giúp công ty giảm thiểu chi phí đào tạo bên ngoài. 

Start up

 

Tạo ra một môi trường văn hóa chuyên nghiệp

Phần lớn startup duy trì văn hóa làm việc linh hoạt, gần gũi giữa các thành viên như trong gia đình hoặc nhóm bạn. Cũng vì vậy, quy trình ghi nhận đóng góp và quyền lợi của nhân viên đôi khi còn chưa được rõ ràng, minh bạch. Để khắc phục điều này, đội ngũ lãnh đạo cần xây dựng được một văn hóa chuyên nghiệp càng sớm càng tốt, thông qua:

  • Thiết lập các công cụ đo lường chất lượng công việc hiệu quả, đồng thời đưa ra lợi ích tương ứng; 
  • Xây dựng môi trường phẳng, nơi nhân viên có thể đóng góp và nhận phản hồi hai chiều giữa những người cùng và khác cấp, thậm chí là khác bộ phận; 
  • Tận dụng các công cụ phân chia công việc trực tuyến có chi phí thấp nhưng hiệu quả cao để xác định rõ vai trò trách nhiệm của từng bộ phận. 

Chỉ khi nào doanh nghiệp có môi trường văn hóa chuyên nghiệp thì mới có thể  giữ chân người tài trong nhiều năm và phát triển bền vững.

Giữ lửa cho toàn bộ đội ngũ

 

Giữ lửa cho toàn bộ đội ngũ

Trên nền tảng văn hóa làm việc chuyên nghiệp, lãnh đạo startup cần liên tục và đều đặn chia sẻ với nhân viên về tầm nhìn của mình đối với công ty, những khó khăn đang gặp phải hay những dấu mốc mà toàn bộ đội ngũ đã đạt được, thông qua các buổi đánh giá cá nhân hoặc toàn thể. Với lối tư duy cởi mở, dám nghĩ dám làm, nhân sự startup sẽ tin tưởng hơn vào tương lai của công ty nếu họ được đội ngũ nòng cốt tiếp lửa. Jason Baptiste, CEO startup Onswipe chia sẻ: “Khi trò chuyện với nhân sự mới, tôi không thuyết phục họ bằng những mức tiền thưởng hấp dẫn. Tôi “bán” những mục tiêu và sứ mệnh của công ty cho họ, nhân tài sẽ hiểu rằng họ là một phần quan trọng của công ty.”

Với bộ máy quản lý nhiệt huyết, táo bạo nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, việc rơi vào bẫy ma trận các mô hình quản trị là điều dễ xảy ra với startup. Vì vậy, các startup cần lưu ý xác định rõ ràng lộ trình phát triển của công ty từ những ngày đầu khởi sự. Từ đó, việc đầu tư cho các chiến lược nhân sự phục vụ cho lộ trình có thể được thực thi hợp lý. 

Liên hệ

Liên hệ

The Makeover 2024 chính thức trở lại!​

Thiết kế dành riêng cho lãnh đạo doanh nghiệp & nhân sự

15 & 16.10.2024 | TP.HCM

Nhận siêu ưu đãi 30% ngay

Bản tin

Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!